image banner
- Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính

* Cơ quan ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
* Ngày ban hành: 26/11/2018.
* Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.
* Nội dung chính:

Thông tư này quy định về việc phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan trong thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.

Thanh tra vào ban đêm: Là việc cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra tại đơn vị sử dụng lao động vào giờ làm việc ban đêm theo quy định của Bộ luật Lao động.

Thanh tra ngoài giờ hành chính: Là việc cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra tại đơn vị sử dụng lao động ngoài giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước (không bao gồm thanh tra vào ban đêm).

Nội dung chính của Thông tư này quy định về việc phối hợp giữa Thanh tra Bộ LĐTBXH, Cục An toàn lao động, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành với các Bộ, ngành Trung ương; các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh… trong thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.

Trình tự, thủ tục phối hợp giữa các cơ quan như sau:

- Trong tối đa 04 giờ từ khi có cơ sở cho rằng có hành vi vụ xâm phạm quyền của người lao động tại nơi làm việc vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH… thông báo bằng email, điện thoại đến công an và chính quyền địa phương để xác nhận việc tham gia đoàn thanh tra;

- Trong tối đa 04 giờ kể từ khi thông báo cho các cơ quan chức năng về việc thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH ra Quyết định thanh tra;

- Tối đa 12 giờ kể từ khi ký Quyết định thanh tra đột xuất, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, đồng thời triển khai thanh tra tại nơi xảy ra vi phạm.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin các vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

1. Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra đối với các vụ việc cần thiết.

2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết) để thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động xảy ra trên địa bàn.

3. Báo cáo kết quả thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra ngay sau khi có kết quả thanh tra từng vụ việc tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan công an và chính quyền địa phương xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương trong công tác thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không.

 
Tải văn bản tại đây:
TT20BLÐTBXH.pdf


Trang thông tin điện tử Công đoàn huyện Bù Đốp

 Địa chỉ: khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước

 Điện thoại: 02713.563.594 - 02713.564.080

Email: congdoanbudop@gmail.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Công đoàn huyện Bù Đốp

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước | Quản trị